Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị rạn da từ tháng thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu kéo dài trong suốt nhiều năm rạn da sẽ khiến làn da trở nên mất thẩm mỹ. Chúng tôi muốn chia sẻ với bạn 3 cách chống rạn da hiệu quả. Những mẹo này khá an toàn và có thể cho hiệu quả cao nếu kiên trì áp dụng.

1. Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho da

Bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất có thể giúp da khỏe mạnh và nhanh hồi phục tổn thương do vết rạn gây ra.

  • Vitamin A: 

Được biết đến với tên gọi là retinoid, vitamin A giúp làn da trở nên mịn màng, tươi trẻ hơn. Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1996 cho thấy, bổ sung vitamin A ở mức hợp lý có thể giúp chống lại sự xuất hiện của các vết rạn da.

Do vậy, dưỡng chất này có mặt trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc da dành cho mẹ bầu. Chúng cũng có thể được bổ sung qua đường uống dưới dạng thuốc hoặc thông qua một số loại thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, đu đủ…

Nếu có ý định bổ sung loại vitamin này dưới dạng thuốc, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ khoa sản trước. Tránh tự ý sử dụng một cách bừa bãi gây thừa vitamin dẫn đến nguy cơ bị dị tật thai nhi.

Cách an toàn và hiệu quả nhất để bổ sung vitamin A đó chính là thông qua ăn uống. Mẹ bầu nên dùng các thực phẩm như: Nấm, lòng đỏ trứng, cá hồi, hàu, tôm, dầu gan cá, cá ngừ…

  • Kẽm:

Thiếu hụt kẽm sẽ khiến mẹ bầu dễ bị rạn da, chán ăn, ngủ không ngon giấc, rụng tóc và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Tình trạng này có thể được phát hiện thông quá xét nghiệm công thức máu.

Hãy uống bổ sung kẽm theo đơn của bác sĩ nếu thiếu kẽm là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị rạn da.

  • Vitamin D:

Loại vitamin này có nhiều trong ánh nắng mặt trời. Nó rất cần thiết cho sức khỏe của làn da. Cơ thể nhận được đầy đủ vitamin D sẽ giảm thiểu được tối đa sự xuất hiện của các vết rạn da.

Tuy nhiên, tắm nắng quá nhiều có thể gây phản tác dụng, làm vết rạn da trở nên sẫm màu và khó hồi phục hơn. Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên tắm nắng từ 15 – 20 phút vào buổi sáng sớm và chiều tối. Tránh phơi da ngoài nắng to.

2. Kiểm soát tốt cân nặng khi mang thai

Đây là giải pháp đơn giản có thể giúp chống rạn da cho mẹ bầu hữu hiệu. Để các vết rạn da không tiếp tục xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, cần chú ý kiểm soát trọng lượng cơ thể của mình, không để tăng cân quá mức.

Trung bình, mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10 – 15 kg trong suốt thai kỳ. Nói chuyện với bác sĩ khoa sản hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống cũng như vận động để có mức tăng cân hợp lý trong thai kỳ, hạn chế những thiệt hại về da.

3. Duy trì độ ẩm cho da

Làn da được cấp ẩm thường xuyên sẽ luôn dẻo dai, giảm được nguy cơ bị rạn da khi căng giãn quá mức.

Nếu bạn đang phải đối mặt với chứng bị rạn da khi mang bầu thì nên chú trọng bôi kem/ dầu dưỡng ẩm cho da thường xuyên, ít nhất mỗi ngày 2 lần. Một lựa chọn tuyệt vời là dầu dừa nguyên chất của Tanamera. Đây là loại dầu ép lạnh có nguồn gốc từ thiên nhiên đảm bảo an toàn cho làn da cũng như thai nhi trong bụng.

Ngoài việc thoa kem/ dầu, mẹ bầu cũng nên chú ý tăng lượng chất lỏng tiêu thụ. Duy trì uống mỗi ngày 2,5 – 3 lít nước để các tế bào da luôn ngậm đủ nước và có khả năng chịu đựng tốt hơn trước áp lực căng giãn của da