Chuột rút là hiện tượng các cơ bị co thắt đột ngột gây đau nhức cho người mẹ, thường xảy ra ở bàn chân, bắp chân, đùi, cơ bụng. Chuột rút thường bắt đầu xuất hiện vào tháng thứ 3 của thai kỳ và xuất hiện nhiều hơn khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thường nhiều hơn vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu. Tuy nhiên hầu hết tình trạng chuột rút ở phụ nữ mang thai không gây nguy hiểm gì và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.

Dưới đây là 6 cách phòng ngừa chuột rút khi mang thai

  • Không đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân. Nên thay đổi tư thế đứng, ngồi. Mỗi khi ngồi làm việc, ăn cơm, hay xem tivi mẹ bầu nên xoa bóp mắt cá chân, các ngón chân để thư giãn.

  • Tập nhẹ nhàng các bài thể dục như co duỗi chân, tay, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này sẽ giúp các mẹ bầu có được giấc ngủ sâu và ngon hơn, đề phòng chuột rút vào ban đêm.

  • Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời. Tắm nắng 15 phút mỗi ngày là một ví dụ, vì đây là hoạt động vừa giúp mẹ bầu bổ sung vitamin D, vừa có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

  • Ăn nhiều thức ăn có canxi như: cá, sữa, trứng, gà, đậu, các loại thực phẩm chế biến từ đậu, rau cải, vừng, các loại giáp xác, các loại rong biển, tía tô…

  • Uống đủ nước sẽ giúp máu vận chuyển oxy tới các cơ, giúp cơ vận động bình thường. Khi uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp máu lưu thông cùng với oxy tốt hơn. Từ đó ngăn được chứng chuột rút khi mang thai.

  • Rửa, ngâm chân bằng nước ấm cùng với bột ngâm chân Tanamera trước khi đi ngủ cùng một số động tác massage trong thời gian từ 10 đến 15 phút là cách cực kỳ hữu hiệu trong phòng ngừa chứng chuột rút khi mang thai và giảm phù nề.