Mục đích của việc kiêng cữ sau sinh :

  1. Để mẹ được nghỉ ngơi hoàn toàn và gắn bó với bé sơ sinh
  2. Khi các cơ quan sinh sản trải qua một số thay đổi sau thời gian mang thai và sinh đẻ, thì đây là thời gian giúp các cơ quan sinh sản phục hồi. Quan trọng nhất là việc xông hơ âm đạo giúp phục hồi sàn chậu sau sinh.
  3. Thực đơn thức ăn trong thời gian ở cữ sẽ giúp các mẹ mau chóng phục hồi sức từ cơ thể bị “suy yếu” . Chế độ ăn uống đặc biệt này được tạo thành từ các loại thực phẩm hạn chế nhắm mục tiêu đến các chức năng cụ thể như xua tan “gió” khỏi cơ thể, dập tắt cơn nóng, tăng cường lưu thông máu, tăng nguồn sữa mẹ, phục hồi sức lực, v.v.
  4. Ngăn ngừa rụng tóc sau sinh, đau lưng, thấp khớp và các bệnh khác liên quan đến viẹc sinh đẻ

Chăm Sóc Sức Khỏe Mẹ Thời Kỳ Hậu Sản

Thời kỳ hậu sản kéo dài khoảng 6 tháng, đây là quãng thời gian mẹ cần có chế độ ăn uống đặc biệt , được nghỉ ngơi đúng cách để mau chóng phục hồi cơ thể .

Chăm sóc sức khỏe thời kỳ hậu sản cần chú ý những gì ?

🤱 Chăm sóc vết cắt tầng sinh môn / vết mổ

  • Sau 3-5 ngày vết mổ ở da sẽ lành.
  • Nếu vết mổ may bằng chỉ tiêu thì không cần cắt chỉ.
  • Nếu vết mổ may bằng chỉ không tiêu, thông thường sẽ cắt chỉ vào khoảng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 sau mổ (tùy chỉ định của bác sĩ).
  • Thời gian này người mẹ có thể lau người hoặc tắm nhanh với nước ấm, sau đó lau khô toàn thân và vết mổ. Chú ý không băng kín vết mổ, không tự ý bôi các dung dịch sát khuẩn lên vết mổ khi không có sự cho phép của bác sĩ.

🤱Kinh nguyệt và sản dịch

Nếu cho con bú hoàn toàn thì phụ nữ thường sẽ có kinh sau tháng thứ 6 hoặc muộn hơn, nhưng nếu không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại từ 4 – 6 tuần sau sinh.

Trong một vài tuần đầu sẽ thấy có chất dịch (gọi là sản dịch) . Sản dịch thường có màu đỏ trong vòng 4 ngày ngay sau sinh, sau đó chuyển sang màu hồng cho đến khoảng ngày thứ 9 sau sinh. Từ khoảng ngày thứ 10 trở đi sản dịch chuyển sang màu nâu sẫm, sau đó càng ngày càng nhạt màu và ít đi rồi hết hẳn thường sau 2 – 4 tuần sau khi sinh.

🤱 Giữ vệ sinh

Trong quá trình sinh nở, cơ thể sản phụ tiết ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ, có thể gội đầu sau sinh từ 3 – 4 ngày. Phòng tắm phải kín gió và tắm bằng nước ấm; không ngâm mình trong bồn tắm. Tắm nhanh từ 5 – 10 phút, tắm xong phải lau khô người thật nhanh và mặc quần áo. Không tắm gội và gội cùng lúc.

Phụ nữ sau sinh cũng cần lưu ý vệ sinh vùng sinh dục hậu môn sạch sẽ. Trong thời gian này, không nên thụt rửa hoặc đặt bất kỳ vật gì trong âm đạo, không nên giao hợp nếu còn sản dịch, thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm trùng.

“Xông vùng kín” với thảo mộc Tanamera hiện đã được một số bệnh viện như Từ Dũ, Hùng Vương, Sản Nhi Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa Huế … đưa vào qui trình chăm sóc hậu sản. Đối với mẹ sinh thường, xông vùng kín sẽ bắt đầu từ ngày thứ 2 sau khi sinh và sinh mổ là sau 2 ngày.

 

🤱 Chế độ ăn uống
Sản phụ vừa mới trải qua một cuộc chuyển dạ, tiêu hao nhiều năng lượng, nên cần phải có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, giúp mau hồi phục sức khỏe và có đủ sữa cho con bú.

Chế độ ăn uống của sản phụ sau sinh cần lưu ý: không ăn uống đồ lạnh, ăn nóng – uống ấm
🤱🍚Sản phụ không được ăn gì trong vòng 6 giờ đầu sau mổ. Chú ý nguyên tắc sản phụ sẽ ăn từ lỏng đến đặc, ăn cơm khi đã xì hơi.
🤱🥛 Trong ngày đầu tiên sau sinh, sản phụ nên uống “nước phục hồi sau sinh” cung cấp amino acids để giúp mẹ mau chóng phục hồi sức khỏe sau cuộc vượt cạn tốn rất nhiều sức lực, nước đường (ví dụ như uống milo có đường), ăn cháo loãng. Sau khi xì hơi, sản phụ ăn uống như bình thường, tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa…,
Tránh các gia vị có chất kích thích như ớt, cà phê, trà sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Thay vào đó, mẹ cần uống đủ nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày, ăn chín, tăng cường rau xanh, trái cây và uống thêm nước hoa quả, sữa… để tránh táo bón.

🤱 Về chế độ sinh hoạt

  • Vận động

Vận động sau sinh là điều cần thiết, giúp tử cung co hồi tốt tránh chảy máu sau sinh, tránh bế sản dịch, tránh thuyên tắc mạch. Những ngày đầu sau sinh, sản phụ có thể ngồi dậy ra khỏi giường, đi lại nhẹ nhàng ở trong phòng.

Sau đó, tùy tình trạng sức khỏe, mẹ sau sinh có thể bước xuống giường, tập đi bộ trở lại để giúp các chức năng bình thường của cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ mắc các biến chứng sau phẫu thuật (như bế sản dịch, thuyên tắc …).

Với những sản phụ đã trải qua giai đoạn chuyển dạ quá khó trước khi quyết định mổ lấy thai hoặc mất nhiều máu lúc sinh thì cần nghỉ ngơi nhiều hơn.

  • Nghỉ ngơi

Sản phụ vừa trải qua một cuộc chuyển dạ, tiêu hao nhiều năng lượng, mất máu nhiều. Vì vậy việc nghỉ ngơi sau sinh rất quan trọng, tốt cho sức khỏe bà mẹ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ngủ đủ giấc cho bà mẹ là điều hết sức quan trọng. Những người thân trong gia đình cần hỗ trợ chăm sóc bé để cho mẹ ngủ. Trung bình mỗi ngày, mẹ ngủ khoảng 8 – 9 tiếng. Lúc ngủ, cơ thể người phụ nữ sẽ lấy lại sức khỏe, năng lượng và giúp sự tiết sữa tốt. Đồng thời giúp người mẹ tránh được căng thẳng, trầm cảm sau sinh.