Trầm cảm sau sinh !!

Bạn đã từng nghe là có những bà mẹ ra tay làm hại sinh mạng các đứa con của mình , dư luận lên tiếng giận dữ , nói rằng “hổ dữ không ăn thịt con” . Thực ra đây là các trường hợp bị trầm cảm nặng. Vậy trầm cảm là gì và làm sao để phòng ngừa bệnh “trầm cảm sau sinh” ?

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán , lo lắng, tuyệt vọng xuất hiện sau khi sinh. Đây là một căn bệnh, có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể chỉ thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể điều trị nếu phát hiện sớm hoặc có thể phòng ngừa.

  • Các dấu hiệu của trầm cảm
  • Mẹ luôn có tâm trạng buồn, vô vọng mà không hiểu vì sao lại buồn.
  • Khóc vô cơ, khóc nhiều và thường xuyên mà không có lý do
  • Luôn cảm thấy lo sợ, giận dữ và mất kiểm soát
  • Bị mất ngủ, không thể yên tâm ngủ dậy hoặc ngược lại ngủ quá nhiều, ngủ li bì.
  • Đau đớn về cả thể chất và tinh thần, nhức đầu, đau nhức mệt mỏi toàn thân
  • Không quan tâm đến bản thân, không còn các sở thích như trước
  • Không muốn ăn, ăn quá ít hoặc ngược lại ăn quá nhiều
  • Không muốn tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con
  • Không cảm thấy có khả năng che chở, bảo vệ và nuôi dưỡng con
  • Xuất hiện các ý nghĩ làm hại bản thân và con

Ở các nước phát triển như Châu Âu, tỷ lệ các mẹ bị trầm cảm sau sinh cao hơn các nước Châu Á Việt Nam hay Malaysia nơi vẫn còn phòng tục các sản phụ sau sinh được mẹ ruột, mẹ chồng và cả gia đình chăm lo. Người mẹ sau sinh sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Tuy nhiên sẽ vẫn có các mẹ dù được chăm sóc chiều chuộc vẫn bị trầm cảm sau sinh, đó sự sụt giảm đột ngột của 2 hormone là estrogen và progesterone có thể là nguyên nhân gây trầm cảm ở một số mẹ.

Theo thống kê, các mẹ có tiền sử bị bệnh trầm cảm, có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn người bình thường khoảng 50%.

Bệnh trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể điều trị được khi phát hiện sớm . Khi người mẹ nghĩ mình bị trầm cảm nên tư vấn với bác sỹ càng sớm càng tốt. Hãy nói với Bác sỹ về tất cả các triệu chứng gây khó chịu để giúp Bác Sỹ chẩn đoán chính xác hơn. Thuốc được kê toa thường là thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng.